V A K trong Sinh trắc vân tay là viết tắt của những phương pháp tiếp cận thông tin của não bộ. Đây là một trong những chỉ số có thể giúp cho cá nhân người sử dụng những cơ hội và thành công trong cuộc sống, giao tiếp và công việc
V A K trong Sinh trắc vân tay nghĩa là Visual, Auditory, Kinesthetic: Thị giác, thính giác và vận động
Bài viết sử dụng ngôn từ chuyên môn, và bạn nhớ giúp chúng mình: Những khuyến nghị chỉ là tham khảo, hãy lựa chọn sự phù hợp nhất với chính mình nhé
các bạn có thắc mắc, góp ý hay cần chúng mình trả lời câu hỏi, vui lòng gửi email đến địa chỉ: sinhtracvantaytuetam@gmail.com
Các bạn đã có bản báo cáo Sinh trắc vân tay mà muốn được chúng mình THAM VẤN chuyên sâu và đồng hành thì có thể liên hệ với chúng mình tại ĐÂY.
Với các bạn, các cha mẹ muốn làm báo cáo Sinh trắc vân tay và được THAM VẤN, đồng hành dài hạn có thể liên hệ với chúng mình tại ĐÂY nhé.
Sinh trắc vân tay Tuệ Tâm rất vui khi các bạn, các bậc phụ huynh ghé thăm trang web này và có được cho mình những thông tin hữu ích. Các bạn theo dõi fanpage của Tuệ Tâm trên Facebook để có những chia sẻ và thông tin mới nhé.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chỉ số V A K trong Sinh trắc vân tay và cách nâng cao năng lực
Phân chia não bộ với V A K
Não bộ tự nó có những phương thức tiếp thu vượt trội khác nhau. Hiểu rõ các phương thức tiếp thu sẽ giúp chúng ta có phương pháp học tập phát triển phù hợp hơn nhằm đạt hiệu quả cao.
VAK là ba phương pháp hấp thu thông tin bằng cách tiếp cận hiệu quả qua thị giác (visual – V), thính giác (auditory – A) và vận động (kinesthetic – K). VAK cho phép cá nhân xác định rõ khả năng hấp thụ đặc biệt của bản thân để có phương pháp học tập tốt nhất.
Phong cách học tập VAK rất quan trọng, giúp cá nhân cải thiện thành tích học tập trong bất kỳ môi trường nào.
Hiểu được VAK mang đến cho cá nhân nhiều cơ hội thích ứng và thành công, cũng như giúp mọi người dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn về đặc tính những người xung quanh.
Khi sử dụng cách hấp thu nổi trội đồng thời kết hợp các cách hấp thu còn lại sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì trí nhớ tốt hơn. Phân tích chỉ số và định hướng phát triển.
Chỉ số VAK <25% là thấp. VAK >35% là cao.
Xem thêm: Nội dung báo cáo Sinh trắc vân tay
Thị giác (V)
Đặc tính
− Người học thông qua thị giác có 2 kênh tiếp nhận thông tin: Ngôn ngữ (chữ viết – 2D) và trừu tượng (hình ảnh – 3D). Tỷ lệ 2D, 3D? Uscan có phân biệt. Người học bằng chữ viết 2D thích học bằng ngôn ngữ viết, ví dụ họ quan sát bằng mắt và viết lại những sự việc vừa quan sát. Họ sẽ dễ dàng nhớ được những gì vừa viết ra.
Họ dễ tập trung vào bài vở nếu 2D cao hơn 3D. Người học bằng hình ảnh trừu tượng 3D sẽ thích nhìn vào hình ảnh, mô hình, biểu đồ, video, tranh ảnh và chữ viết động (quan sát bằng máy tính hoặc ipad). Họ có thể nhớ lâu chi tiết khuôn mặt của một người hoặc những biểu tượng logo, hình ảnh khi chỉ nhìn thoáng qua.
− Họ luôn rất trầm tĩnh trong giao tiếp.
− Ghi nhớ thông tin bằng cách liên kết các hình ảnh. Học thông qua việc hình dung từ ngữ, hình ảnh.
− Đọc nhanh, học nhẩm, ghi nhớ các chi tiết rõ ràng.
− Nhớ lâu ký ức, khuôn mặt của những người đã gặp.
− Hứng thú với việc tự đọc sách, không dễ bị phân tán và ít bị xao nhãng bởi tiếng ồn.
− Rất chú ý đến vẻ bề ngoài của mình, biết cách sắp xếp và phối màu sắc trong trang phục.
− Khuynh hướng quan tâm đến người khác nhưng ít thể hiện ra bên ngoài.
− Có thể đào tạo để mở rộng kỹ năng quan sát, khả năng cảm nhận cái đẹp và những công việc liên quan đến sự chuyên nghiệp.
Khuyến nghị trong giao tiếp
− Giao tiếp trực tiếp để biết được cảm xúc của người đối diện. Giao tiếp bằng nét mặt biểu cảm tích cực.
− Đưa ra tài liệu, hình ảnh, bằng chứng để thuyết phục họ.
− Viết lại những biểu đạt của bạn trên giấy cho họ xem.
Khuyến nghị nghề nghiệp
− Những người học bằng thị giác thường thích tranh ảnh, nghệ thuật, những vật dụng xinh xắn, kiến trúc, nhiếp ảnh, phim trường, thiết kế, tổ chức sự kiện…
Khuyến nghị trong học tập
− Lưu giữ các tài liệu ghi chép trong các buổi họp, học tập và đọc lại chúng khi nào có thể.
− Chừa những khoảng trống trong tài liệu để ghi chú.
− Cần hình dung chủ đề và viết lại các ý chính.
− Mang theo bút màu và tô đậm những tiêu đề, hạng mục quan trọng, đánh dấu bằng màu sắc khác nhau.
− Dùng những hình vẽ, tranh đơn giản để biểu thị các vấn đề hoặc từ ngữ sau khi tiếp thu.
− Thể hiện thông tin bằng hình ảnh để giúp ghi nhớ tốt hơn như: sử dụng sơ đồ tư duy, biểu đồ, phim ảnh, video, v.v…
− Khi học cần nhìn thấy cử chỉ, nét mặt của giáo viên để dễ dàng hình dung, xâu chuỗi thông tin.
− Khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng những từ ngữ liên quan như: nhìn, thấy, xuất hiện, tượng trưng, tập trung, biểu lộ.
− Tập làm quen với các trò chơi có sự tập trung như: ghép số, từ, biểu tượng. và nhớ vị trí chúng ở đâu.
− Đối với trẻ nên dạy trẻ nhận ra các biểu tượng thị giác thông thường như: biểu tượng dừng lại, chất độc, nguy hiểm.
Cách động viên họ
− Sử dụng biểu cảm nét mặt tích cực và nhìn vào mắt họ khi giao tiếp.
− Sử dụng giấy khen hoặc quà tặng để động viên họ.
− Viết ra những lời khích lệ và khen tặng cho họ xem nhằm động viên tinh thần học tập.
Thính giác (A)
Đặc tính
− Người học thông qua thính giác có 2 kênh tiếp nhận thông tin: Khả năng hấp thụ âm thanh, tiếng ồn, âm điệu (input). Họ có thể ghi nhớ thông qua âm nhạc, trong không gian có tiếng ồn hoặc âm điệu phù hợp. Khả năng hấp thụ ngôn ngữ nói trực tiếp (output). Họ có thể ghi nhớ khi họ trực tiếp nghe nói hoặc tự phát âm ra.
− Có khả năng nhận biết âm thanh, giọng nói của người quen. Có thể lặp lại dễ dàng những gì vừa nghe và học tốt nhất thông qua việc lắng nghe hoặc bắt chước cử chỉ, nhịp điệu của người khác.
− Giọng nói mang nhiều âm sắc có tiết tấu, biến hóa, có khả năng điều chỉnh ngữ điệu trong giọng nói.
− Khuynh hướng nói chuyện trong lớp, thường là người dẫn dắt câu chuyện. Thích đọc to và thích lắng nghe người khác kể chuyện, đọc sách, thuyết trình.
− Khi ngồi nói chuyện nửa thân trên hơi đổ về phía trước, nghiêng tai lắng nghe hoặc mắt chuyển động sang trái hoặc phải khi suy nghĩ.
− Phát biểu một cách ngẫu hứng, nhạy cảm với âm thanh vì thế dễ bị phân tán bởi âm thanh, tiếng ồn.
− Khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác thông qua giọng nói.
− Trí nhớ nhanh nhưng không sâu so với học bằng thị giác và vận động.
Khuyến nghị trong giao tiếp
− Cần cẩn trọng khi sử dụng ngôn ngữ trong việc giao tiếp với người học bằng thính giác, họ là những người rất nhạy cảm với từ ngữ, âm lượng và cách sử dụng ngôn từ.
− Tránh những âm thanh chói tai, phản cảm.
− Thuyết phục những người này cần nhẹ nhàng, mềm mỏng và sử dụng những ngôn từ mang tính logic cao.
Khuyến nghị nghề nghiệp
Những người học bằng thính giác sẽ cảm nhận sâu sắc với âm nhạc như soạn nhạc, sản xuất âm nhạc, hòa âm, phối khí. Họ cũng thích tranh luận, nói trước đám đông, phù hợp làm nghề viết văn, viết báo.
Khuyến nghị trong học tập
− Cần tạo một không gian phù hợp với từng đặc tính riêng: Đối với người hấp thu bằng input thì thường phải học trong môi trường có âm nhạc, có tiếng động, có âm điệu mà họ yêu thích. Đối với người hấp thu bằng ngôn ngữ nói trực tiếp thì họ cần phải đọc to cho chính mình nghe, cần phải ghi âm lại những bài giảng hoặc phải cùng bạn bè tranh luận cho một bài học.
− Cần đặt nhiều câu hỏi trực tiếp để bạn trả lời và từ đó họ có thể hiểu vấn đề nhanh hơn.
− Trước khi bước vào một bài kiểm tra, đọc to và rõ cho chính mình nghe thấy.
− Khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng từ ngữ liên quan như: lắng nghe, nhận biết, quen thuộc, được nghe, nói, trò chuyện…
− Tham gia các khóa học ngôn ngữ, thuyết trình. Tập diễn thuyết, kể chuyện, tham gia vào các cuộc thảo luận. Làm cho không khí vui vẻ và tích cực, khen thưởng bằng cách chúc mừng, khen ngợi.
− Ghi chú, ghi âm, nghe băng đĩa, học từ vựng bằng cách nghe nhiều giọng nói khác nhau. Đọc to thành tiếng hoặc môi mấp máy để có thể nghe được từ ngữ hoặc ôn lại với người khác.
− Nên tạo ra các thuật ngữ và vần điệu riêng để ghi nhớ thông tin sâu hơn như: cách điệu bài hát, chuyển thể nội dung sang bài hát.
− Sử dụng ngón trỏ dò theo văn bản để tránh việc bỏ qua các từ hay cả dòng; rèn luyện kỹ năng viết lách, ghi lại các nội dung mấu chốt.
Cách động viên họ
− Nếu chỉ số thính giác cao thì cần lưu ý trẻ sẽ luôn nói chuyện trong lớp và thường là người dẫn dắt câu chuyện. Nên động viên tích cực vào việc tập trung nghe thầy cô giảng bài.
− Khen ngợi luôn là phương pháp động viên hiệu quả nhất. Tuy nhiên lời khen cần phải đúng lúc và chân thành.
− Sử dụng ngôn ngữ tích cực để tiếp xúc với họ.
Vận động (K)
Đặc tính
− Người học thông qua vận động là những người có khả năng tiếp thu kiến thức, thông tin bằng cách vận động tay chân. Có 2 kênh tiếp nhận thông tin như sau:
- Tiếp thu bằng vận động: họ sẽ không thể ngồi yên một chỗ khi tiếp thu một vấn đề, họ thường di chuyển tới lui khi nghe điện thoại, thay đổi các tư thế khi phải ngồi học, đi lòng vòng, rung chân hoặc đồng thời có thể nghe nhạc khi học.
- Tiếp thu bằng xúc giác: họ sẽ rất hứng thú khi được sờ vào vật thể. Để có thể tập trung, họ thường phải cầm nắm một vật gì đó để xoay trong lòng bàn tay, xoay bút, gõ bút, xoay bi, v…v… Cách họ học tốt nhất chỉ bằng cách cảm nhận trực tiếp qua xúc giác.
− Có xu hướng cử động và nói rất chậm với những khoảng dừng, hoặc ánh mắt hướng xuống bên phải hay đảo mỗi khi suy nghĩ.
− Thích phiêu lưu, thử nghiệm, hứng thú với các hoạt động khiêu vũ, kịch…
− Học tốt nhất thông qua hành động và trải nghiệm.
− Thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ điệu bộ thay cho lời nói.
− Năng động, học bằng cách chạm vào sự vật hoặc chạm vào người khác để gây sự chú ý.
− Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu một chỗ, và có thể nổi cáu do nhu cầu thích hoạt động và khám phá.
− Thích các hoạt động ngoài trời, tham gia các trò chơi vận động và thực tiễn.
Khuyến nghị trong giao tiếp
− Khi giao tiếp với họ phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ kết hợp mô phỏng.
− Cần có sự tiếp xúc trực tiếp như một cái bắt tay ấm áp, một cử chỉ đón tiếp nồng hậu khi tiếp xúc với họ, tạo cho họ một niềm tin vững chắc hơn với cách giao tiếp này.
Khuyến nghị nghề nghiệp
− Những người học bằng vận động sẽ thích những nghề nghiệp yêu cầu sự di chuyển và vận động nhiều như: vận động viên, kịch và khiêu vũ, cơ khí, xây dựng…
Khuyến nghị trong học tập
− Sử dụng nhiều hoạt động để giúp cho người học di chuyển và vận động thỏa mãn các cơ.
− Chia nhỏ thời gian của buổi học đan xen những hoạt động thể chất
− Viết lại vã vẽ biểu đồ mô phỏng cho bài học hoặc đề tài cần tiếp thu.
− Kích thích sự vận động nhằm nâng cao tập trung bằng các trò chơi như xoay cục rubik, xoay bút, xoay bi, chơi yoyo hoặc chơi các món đồ chơi trên tay khi học để giảm căng thẳng.
− Tăng cường thực hành các môn học, sử dụng tối ưu các công cụ giảng dạy thực hành.
− Khuyến khích sáng tạo qua các trò chơi. Tham quan bảo tàng, nghệ thuật gốm sứ, trồng cây, làm vườn…
− Học nhóm, tham gia thảo luận, tham gia các chuyến đi thực tế.
− Đối với trẻ, nên dạy trẻ thông qua các trò chơi đánh vần, lên bảng làm cô giáo.
Cách động viên họ
− Để động viên người có chỉ số học bằng vận động cao cần những cử chỉ biểu hiện cảm xúc: gương mặt tích cực, ôm, vỗ vai, bắt tay…
− Cho phép họ vận động cả trong khi đang học bài. Không được để họ ngồi một chỗ quá lâu, não bộ của họ sẽ tiết ra chất chống chế và khả năng hấp thu của họ sẽ kém đi.
—
Những khuyến nghị trên dùng để tham khảo, và định hướng. Nếu các bạn muốn được THAM VẤN chuyên sâu cũng như xử lý những vấn đề của bản thân còn tồn đọng, vui lòng gửi email vào hòm thư sinhtracvantaytuetam@gmail.com hoặc đặt lịch hẹn tại ĐÂY , hoặc các bạn có thể nhắn tin Messenger qua Fanpage của Tuệ Tâm.
Chúc các bạn thành công!
[…] Chỉ số V A K trong Sinh trắc vân tay […]