Mối liên kết giữa vân tay và não bộ trong Sinh trắc vân tay là một chủ đề đã được nói đến và phân tích không chỉ trong tâm lý học, hay ngành nhân chủng học (Sinh trắc học dấu vân tay)
Não bộ và vân tay có mối liên kết chặt chẽ, quyết định lẫn nhau, và tương tác lẫn nhau. Trong bài viết này chúng mình cùng đi tìm hiểu sự hình thành, phát triển não bộ và liên kết với vân tay.
Và đó cũng là lý do, Sinh trắc vân tay ra đời, và làm thế nào Sinh trắc vân tay có thể giúp chúng ta phát triển và hoàn thiện con người mình
Bài viết này sử dụng nhiều ngôn ngữ chuyên ngành, nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc có thể gửi thư qua sinhtracvantaytuetam@gmail.com hoặc liên hệ, đặt lịch tư vấn với chúng mình:
Các bạn đã có bản báo cáo Sinh trắc vân tay mà muốn được chúng mình THAM VẤN chuyên sâu và đồng hành thì có thể liên hệ với chúng mình tại ĐÂY.
Với các bạn, các cha mẹ muốn làm báo cáo Sinh trắc vân tay và được THAM VẤN, đồng hành dài hạn có thể liên hệ với chúng mình tại ĐÂY nhé.
Sinh trắc vân tay Tuệ Tâm rất vui khi các bạn, các bậc phụ huynh ghé thăm trang web này và có được cho mình những thông tin hữu ích. Các bạn theo dõi fanpage của Tuệ Tâm trên Facebook để có những chia sẻ và thông tin mới nhé.
Quá trình hình thành vân tay song song với quá trình hình thành não bộ
Quá trình hình thành vân tay song song với quá trình phát triển của thai nhi. Các cơ quan, nội tạng cũng được hình thành trong quá trình 9 tháng 10 ngày con ở bên trong cơ thể mẹ. Chúng ta có thể xem video dưới đây để hiểu được quá trình hình thành của thai nhi trong bụng mẹ.
Các bạn có thể quan sát quá trình chúng mình hình thành trong bụng trong video dưới đây nhé
Video: Quá trình hình thành vân tay song song với quá trình hình thành não bộ
Giai đoạn hình thành vân tay của thai nhi
Dưới đây là những giai đoạn hình thành vân tay của thai nhi:
6 – 8 tuần tuổi: Lớp đệm hình thành
10 – 12 tuần tuổi: Lớp đệm thoái hoá
13 tuần tuổi: Vân tay hình thành và phát triển
21 tuần tuổi: Vân tay hoàn thiện
Lưu ý: Khi thai nhi được 14 tuần tuổi các vùng chính của não hình thành bao gồm cả vỏ đại não
Sự phát triển của não bộ
Ai trong chúng ta cũng có những tính cách và khả năng riêng biệt. Đó là do bộ não của người này khác biệt so với bộ não của người khác về khối lượng và cấu trúc. Cụ thể là khác biệt về hình dạng các thuỳ não, các xếp nếp trên vỏ não, số lượng các mạch thần kinh.
Bộ phận quan trọng nhất của não, kiểm soát toàn bộ các hành động có ý thức cũng như các hoạt động tư duy và sáng tạo là vỏ não. Vỏ não được chia thành hai bán cầu không đối xứng là bán cầu trái và bán cầu phải.
Các thùy não
Bán cầu não người có những rãnh sâu chia nó thành bốn thuỳ. Thuỳ trán nằm phía trước vỏ não, gồm các trung tâm vận động, ngôn ngữ và lý luận. Thuỳ đỉnh nằm phía sau thuỳ trán là tâm điểm cảm giác của cơ thể.
Thuỳ thái dương nằm dưới thuỳ trán và thuỳ đỉnh, chứa vùng thính giác. Thuỳ chẩm nằm dưới thuỳ thái dương chứa vùng nhạy cảm thị giác. Các thuỳ tương ứng ở hai bán cầu não khác nhau về kích cỡ, phân bố và hình dạng của các nếp nhăn.
Chính di truyền của cá nhân kết hợp với hình dạng, độ lớn của thuỳ não, số lượng neuron, số lượng kết nối giữa các nơron và số lượng nếp nhăn của thuỳ não tạo nên tiềm năng của cá nhân.
Các bán cầu não
Bán cầu não trái kiểm soát nửa phải của thân thể và ngược lại. Để có thể phối hợp các cử động của hai nửa thân thể, hai bán cầu được liên kết với nhau bằng một bó sợi thần kinh thể chai. Nếu bó sợi thể chai này bị cắt đứt thì con người có thể gặp khó khăn trong việc phối hợp hoạt động của nửa thân bên phải với nửa thân bên trái.
Mỗi bán cầu não được chuyên môn hoá để đảm nhiệm một số chức năng khác nhau. Bán cầu não trái có vận tốc xử lý nhanh hơn và quản lý việc nói và hiểu ngôn ngữ, kỹ năng tính toán và tư duy lí luận.
Bán cầu não phải có vận tốc chậm hơn, chịu trách nhiệm xử lí các mẫu hình ảnh, hoa văn, âm nhạc, các quan hệ không gian và thêm sắc thái tình cảm vào ngôn ngữ. Não trái nhận diện các gương mặt quen thuộc trong khi não phải xử lý thông tin về các gương mặt mới hoặc những vấn đề lạ lẫm.
Xu thế xử lý thông tin của hai bán cầu não
Xu thế xử lý thông tin của hai bán cầu não khác nhau. Não trái tỏ ra có tính phân tích cao hơn. Nó có xu thế xử lý tin theo chuỗi; mỗi lần một đơn vị. Não phải được coi là bán cầu có tính sáng tạo cao hơn.
Nó có khuynh hướng xử lý thông tin toàn diện, nghiên cứu thông tin trong một tổng thể. Nó chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề mới lạ, những tình huống mới mẻ. Khi tính mới của hiện tượng bị mất đi, thông tin về nó sẽ thành thuộc tính của não trái và khi đã luyện tập nhiều lần, thông tin này có thể được chuyển về tiểu não, nơi quản lý các đáp ứng tự động.
Ở những người thuận tay phải, bán cầu não trái thường lớn hơn và tích cực hơn bán cầu não phải. Bán cầu não trái ở phụ nữ thường to hơn bán cầu phải một cách rõ rệt trong khi ở nam giới bán cầu phải hơi to hơn bán cầu trái một chút.
Đây có thể là một trong những nguyên nhân của hiện tượng số các bé trai học kém môn tập đọc ở những lớp đầu tiểu học nhiều hơn các bé gái cũng như các bé trai vận động nhiều hơn (nghịch ngợm hơn) các bé gái.
Đối với những người thuận tay phải, bộ phận kiểm soát ngôn ngữ có lẽ tập trung ở bán cầu trái. Trong khi đó, ở người thuận tay trái (hoặc thuận cả hai tay) – những người này chiếm khoảng 10% dân số – thì bộ phận kiểm soát ngôn ngữ có lẽ nằm ở bán cầu phải hoặc chia đều cho cả hai bán cầu.
Những người thuận tay phải có thể đồng thời ghi chép và nghe giảng trong khi người thuận tay trái gặp khó khăn khi nghe và ghi chép đồng thời, thậm chí một vài người không thể làm được việc này.
Để phát triển não bộ cho trẻ
Nghiên cứu về não của các nhà bác học chỉ ra rằng tài năng hoặc năng lực của con người trong lĩnh vực nào đó càng lớn thì vùng não quản lý những năng lực thành phần của nó càng có nhiều nơron thần kinh được kết nối với nhau (bằng các sợi thần kinh nhỏ li ti – còn được gọi là đá ong hoá).
Tương quan giữa số lượng các mạch thần kinh ở một vùng chức năng cụ thể với kiến thức hoặc khả năng hoặc kỹ năng tương ứng là rất cao. Ví dụ, một hoạ sĩ phải có bán cầu não phải phát triển cộng với các vùng chức năng thành phần (vùng thị giác xử lý thông tin về màu, vùng thị giác quản lý tri giác chiều sâu, vùng thị giác lớp cao và vùng quản lý cử động của cổ tay, bàn tay…) được đá ong hoá cao.
Để một đứa trẻ có những tiềm năng tốt khi ra đời và có thể phát triển chúng thành khả năng và tài năng, mẹ của bé phải chăm sóc sức khỏe cho bé ngay từ giai đoạn thai nhi, phải biết rõ về sự phát triển của bộ não.
Hàng tỉ synapse (mối nối giữa các nơron thần kinh) được tạo ra trong quá trình synapse hoá. Trên cơ sở các synapse này, các neuron kết nối với nhau tạo thành các mạch chức năng.
Sau khi chào đời, các synapse mới và các mạch chức năng mới tiếp tục được tạo thành dưới tác động của trải nghiệm. Trong quá trình học hỏi của trẻ, các neuron hình thành những cấu trúc đá ong hoá để ghi lại những kiến thức mới.
Tuy nhiên, bên cạnh quá trình tạo các synapse mới, trong trải nghiệm còn song hành quá trình tỉa bớt các synapse. Sự cạnh tranh giữa các synapse – trong việc dẫn truyền các xung thần kinh tới cơ quan chức năng cụ thể – đã tỉa bớt các synapse kém hiệu quả.
Các neuron thần kinh ứng với các synapse bị tỉa bỏ sẽ chết, dẫn đến việc chỉ còn những synapse hiệu quả nhất nối với một số vừa đủ neuron để điều khiển cơ quan chức năng nêu trên. Vì vậy, trong quá trình phát triển, khoảng một nửa các synapse của chúng ta sẽ bị mất đi.
Chất lượng bộ não của ta sẽ phụ thuộc vào chất lượng các synapse, vận tốc lan truyền các xung thần kinh cũng như độ phức tạp và độ lớn của vùng chức năng được đá ong hoá.
Trong độ tuổi từ 3 đến 6, não đạt được từ 90% đến 95% độ lớn ở người trưởng thành. Đây là giai đoạn tái cấu trúc các mạch chức năng tại thuỳ trán, nơi đảm trách tổ chức các hành động, hoạch định hành vi và quản lý sự chú ý.
Những dấu hiệu nhận biết tài năng của trẻ
Những dấu hiệu này bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 3 đến 6. Những khả năng và tài năng được biểu hiện thường hội tụ đủ ba yếu tố.
Một là khả năng này được chú ý và dành rất nhiều thời gian để phát triển.
Hai là nó có được các mạch cảm xúc chủ chốt được cá nhân hoá và sống sót sau cạnh tranh giữa các synapse.
Ba là được rèn luyện (lặp đi lặp lại các hành động này).
Nếu trẻ em không được tiếp xúc và chơi với bạn (do bị doạ nạt, stress hoặc lo lắng) cũng như không được tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển thì những mạch chức năng đúng đắn không được hình thành ở vùng cảm xúc và tác động xấu đến nhận thức.
Theo tiến sĩ Bruce Perry (Đại học Y khoa Baylor) sự phát triển của não sẽ giảm 20% do một số cấu trúc của não kém phát triển. Điều này sẽ giảm khả năng học tập của trẻ trong tương lai.
Mối quan hệ giữa dấu vân tay và não bộ
Cấu tạo của não bộ là sự liên kết giữa các nơron thần kinh. Số lượng của các nơ ron thần kinh trên não là bẩm sinh và nó được hình thành trong giai đoạn từ tuần 13 cho đến tuần thứ 19 của thai kỳ.
Sự phân bổ số lượng tế bào nơron thần kinh này trên 5 trung khu thần kinh não là bẩm sinh và chúng được phân bổ không đồng đều.
Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì.
Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô…Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau.
Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau.
Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người.
Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó có dấu vân tay khác nhau.
Cuối thế kỉ 19 năm 1880, Tiến sĩ Henry Faulds đã chứng minh được rằng có thể dự đoán tương đối chính xác tổng số lượng vân tay TRC (Hoặc RC – Total Ridge Count) và mức độ phụ thuộc của chúng vào gen di truyền của mỗi người.
Vì vậy có thể coi TRC là một biểu hiện phụ trợ của hệ thống gen mà con người được thừa kế. Thông qua vân tay, chúng ta có thể biết được sự phân bổ các nơ ron thần kinh tại mỗi vị trí thùy não bằng việc phân tích TRC.
TRC phản ánh gần đúng sự đóng góp của từng gen riêng biệt trong hệ thống gen vào việc hình thành một con người cụ thể. Thật vậy, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hai yếu tố hệ thống gen và môi trường nên nó phản ánh được quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.
Năm 1926 Tiến sĩ Harold Cummins được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu khoa học dấu vân tay. Ông nghiên cứu ra rằng dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.
Trước đó, một bác sĩ người Mỹ đã phát hiện ra một trường hợp kỳ lạ ở một trẻ mới sinh, đứa bé này không hề có bộ não. Người ta cũng đã phát hiện ra một điều dấu vân tay có liên hệ mật thiết với bộ não, bởi vì cả hai cùng không tìm thấy trong thời điểm này.
Các trường hợp tương tự như vậy xuất hiện với tần số ngày càng nhiều khiến các chuyên gia không thể phủ nhận một điều rằng: Não người và dấu vân tay đi liền với nhau. Ngành khoa học thần kinh đã nhấn mạnh rằng dấu vân tay và bộ não cùng phát triển đồng bộ với nhau.
Thí dụ, ta có thể biết một đứa trẻ mắc hội chứng Down thông qua dấu vân tay rất khác biệt so với những đứa trẻ bình thường.
Giáo sư khoa thần kinh học người Canada Penfield đã công bố một biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các vùng não và chức năng của cơ thể. Trong đó, mối quan hệ giữa dấu vân tay và não cũng đã được chỉ ra.
Chuyên gia y khoa Nhật Bản cũng đã chứng minh được rằng các ngón tay liên quan chặt chẽ đến bán cầu não. Phát minh này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, tạo ra một bước tiến vượt trội trong y khoa.
Vì thế, để tìm hiểu tại sao một người lại hành động như thế này còn người kia hành động theo cách khác, một người có năng khiếu về lĩnh vực này nhưng người khác lại không, thì nghiên cứu họ thông qua dấu ấn rất riêng được thể hiện bằng các đường vân trên ngón tay là một phương pháp đáng tin cậy và đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi.
Chi tiết hơn chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau, phần báo cáo Sinh trắc vân tay và những chỉ số.
Xem thêm: Nội dung báo cáo Sinh trắc vân tay
Yếu tố di truyền và môi trường trong sự phát triển con người
Di truyền và môi trường là hai yếu tố đồng tác động lên việc hình thành tính cách cá nhân và năng lực của trẻ.
Để nghiên cứu tác động của môi trường lên việc hình thành tính cách cá nhân, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu những cặp song sinh cùng trứng – có cùng một hệ thống gen di truyền – bị chia rẽ ngay từ khi mới chào đời.
Theo Thomas Bouchard, một trong những ví dụ điển hình là cặp song sinh cùng trứng Oscar Stohr và Jack Yufe.
Do hoàn cảnh gia đình, hai anh em này bị chia rẽ. Oscar trưởng thành ở nước Đức quốc xã, đã từng tham gia vào đội thanh niên Hitler. Ông là một người thuộc phái bảo thủ và theo đạo Thiên chúa giáo.
Sau chiến tranh ông là đốc công ở một nhà máy thuộc Cộng hoà liên bang Đức. Jack được nuôi dạy như một người Do thái, lớn lên ở một nước thuộc vùng biển Caribe. Ông theo Do thái giáo, căm ghét Đức quốc xã. Ông là người theo phái tự do và chủ một cửa hàng.
Giống như mọi cặp song sinh cùng trứng bị chia lìa khác, Oscar và Jack khác nhau trong một số lĩnh vực quan trọng. Một trong hai người tự tin và cởi mở hơn người kia. Nhưng đáng nói nhất lại là tất cả những cặp song sinh bị chia rẽ luôn bộc lộ những nét giống nhau đến kỳ lạ.
Khi còn đi học, cả Oscar lẫn Jack đều giỏi thể thao và kém toán. Cả hai có cách đi đứng và nói năng giống nhau. Cả hai đều ân cần và đãng trí. Họ cùng thích những món ăn có gia vị và rượu ngọt, cùng thích quấn băng co dãn quanh cổ tay và cùng xả nước bồn cầu trước và sau khi sử dụng nó.
Sự giống nhau của cặp song sinh bị chia rẽ này hiển nhiên là do di truyền quyết định. Sự khác nhau của họ là do môi trường nuôi dạy tạo ra. Tuy nhiên, sự đóng góp của di truyền và môi trường vào việc định hình tính cách không chỉ đơn thuần là phép cộng các tác động. Bản thân môi trường và di truyền cũng tác động lên nhau, làm biến đổi nhau.
Tổng kết
Nghiên cứu dấu vân tay cho chúng ta bức tranh về não bộ tại thời điểm chào đời. Nhưng sự phát triển tiếp theo đó cũng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, học tập, làm việc, v…v… vì thế kết quả phân tích dấu vân tay không nói lên chính xác năng lực của một người ở thời điểm hiện tại mà chỉ nói lên được các xu hướng phát triển thuận lợi và những đặc tính bẩm sinh của người đó.
Hầu hết chúng ta có rất ít thông tin cũng như cảm nhận không rõ ràng về tài năng và điểm mạnh của chính bản thân mình. Thay vào đó, chúng ta đươc định hướng bởi cha mẹ, thầy cô, các nhà quản lý, các phương tiện truyền thông, đồng nghiệp, bạn bè, v…v…
Do đó nếu may mắn thì chúng ta sẽ phát huy được điểm mạnh và trở nên thành công và hạnh phúc, nhưng nếu không may, chúng ta lại vô tình khai thác điểm yếu và sống cuộc sống bình thường, đôi khi khó nhọc và cảm thấy thiếu điều gì đó.
Rất nhiều người đến 50, 60 thậm chí 70 tuổi mới nhận ra đam mê, điểm mạnh của mình, nhưng họ vẫn may mắn hơn những người đến chết vẫn không hiểu được bản thân.
Sinh trắc dấu vân tay là một gợi ý cho bạn hiểu bản thân mình hơn. Đây là một công cụ khoa học, tin cậy đã giúp nhiều người hiểu bản thân, hiểu bạn đời, hiểu con, hiểu đồng nghiệp, v…v… và thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn, được là chính mình, thấu hiểu và tôn trọng người khác và cùng nhau sống bình an, hạnh phúc và thành đạt.
Xem thêm: Sinh trắc vân tay là gì