Xử lý thông tin trong báo cáo Sinh trắc vân tay – Tuy là một trang khá nhỏ, nhưng rất quan trọng.
Tính cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách xử lý thông tin của các chủng vân tay. Chúng ta có thể thấy như WT, WS khác hoàn toàn với AS, AT. Phần nhiều chúng ta đã thấy qua cách thể hiện tính cách bên ngoài.
Bài viết này chúng ta sẽ đọc những phong cách xử lý thông tin bên trong não bộ, để hiểu rằng các nhóm chủng vân tay có biểu hiện như vậy là do đâu?
Bài viết này sử dụng nhiều ngôn ngữ chuyên ngành, nếu bạn có câu hỏi, thắc mắc có thể gửi thư qua sinhtracvantaytuetam@gmail.com hoặc liên hệ, đặt lịch tư vấn với chúng mình tại ĐÂY
Sinh trắc vân tay Tuệ Tâm rất vui khi các bạn, các bậc phụ huynh ghé thăm trang web này và có được cho mình những thông tin hữu ích. Các bạn theo dõi fanpage của Tuệ Tâm trên Facebook để có những chia sẻ và thông tin mới nhé.
Cách xử lý thông tin là gì?
Cách xử lý thông tin là cách thức người học bắt đầu tập trung, xử lý, tiếp thu thông qua những phong cách khác nhau để học hỏi và lưu trữ thông tin. Đây là công cụ quan trọng nhất khi chúng ta xây dựng kiến thức. Nếu không hiểu được cách xử lý thông tin bẩm sinh, bạn không thể xây dựng kiến thức một cách học hiệu quả.
2 bộ phân loại xử lý thông tin của não bộ
Bao gồm: Phong cách nhận thức – học hỏi – lập luận và đánh giá – phân loại và phong cách óc phân tích – óc năng động.
Phong cách nhận thức – học hỏi – lập luận và đánh giá – phân loại
Phong cách nhận thức
Học bằng cách truyền cảm hứng, chủ động và hoàn toàn do nhu cầu tự mong muốn học hỏi của bản thân. Định hướng mục tiêu khi học và chỉ bị thuyết phục thông qua các bằng chứng hợp lý.
Phong cách học hỏi
Học bằng cách bắt chước. Mẫu người dễ học hỏi và tiếp nhận thông tin từ bên ngoài vào. Bạn đánh giá cao các mối quan hệ bạn bè trong học tập.
Phong cách lập luận và đánh giá
Bạn có lợi thế trong việc quan sát cặn kẽ, tư duy đánh giá sẽ giúp bạn học nhanh bằng lý luận ngược lại. Bạn tìm kiếm sự khác biệt trong phương pháp học tập và giảng dạy. Dễ nhàm chán nếu không có thông tin độc đáo, thú vị.
Phong cách học tập phân loại
Học như một miếng bọt biển thấm nước, thấu hiểu và áp dụng thực tế khi bạn thực hành và tiếp tục lặp lại thông tin. Bạn học tốt khi cho phép bản thân đi theo quy trình chi tiết hoặc phương pháp giảng dạy một – một. Và càng học tốt hơn khi bạn có một người thầy dẫn dắt, hướng dẫn và nhắc nhở.
Phong cách óc phân tích – óc năng động
Phong cách óc phân tích
Mạnh mẽ trong suy nghĩ, là người có khả năng quan sát tốt, luôn luôn cần thời gian suy ngẫm và xem xét. Thích suy nghĩ riêng một mình. Phân tích, hình dung và nắm bắt khái niệm tư duy nhanh. Khuynh hướng hay hỏi “Làm thế nào” hay là “Để tôi suy nghĩ’ hay “Để tôi xem xét đã”.
Phong cách óc năng động
Mạnh mẽ trong việc đưa ra quyết định nhanh, có lợi thế để phát triển trong học tập và mở rộng nhiều lĩnh vực để phát triển. Ghi nhớ và nắm bắt thông tin qua việc thảo luận, ứng dụng hoặc giải trình cho người khác. Khuynh hướng hay hỏi “Tại sao?”. Khi gặp vấn đề hay tình huống thường hay sử dụng câu nói “Chúng ta hãy thử và xem cách thức hoạt động?”
Mức độ phản xạ của não bộ
Dưới đây là biểu hiện đặc tính và hành vi của óc phân tích và óc năng động
Motive learning (óc hành động)
Đặc tính
– Phát triển thùy trước trán.
– Khả năng ra quyết định cao và nhanh.
– Giỏi trong việc lãnh đạo và quản lý.
– Mạnh mẽ trong hành động với động lực và mục tiêu rõ ràng.
Hành vi
– Có xu hướng hành động nhanh chóng. Luôn tìm hiểu và thực hiện mọi việc một cách chủ động.
– Có xu hướng ghi nhớ và nắm bắt thông tin bằng cách tích cực thảo luận.
– Có xu hướng làm việc và quyết định độc lập, luôn có khuynh hướng hỏi: “Tại sao?”.
– Luôn tìm kiếm động lực và ý nghĩa trong mọi việc cần làm.
Khuyến nghị
– Nếu chỉ số óc hành động của bạn quá cao thì cần chú ý đến khả năng bạn sẽ bắt tay làm việc ngay mà không lường trước những rủi ro sẽ xảy ra.
– Trước khi bắt tay vào làm việc gì nên có kế hoạch rõ ràng, đặt ra mục tiêu, tiêu chí hoạt động cụ thể.
– Việc lập kế hoạch rõ ràng giúp bạn tiến hành thuận lợi hơn và không bị mất phương hướng.
Reflective learning (óc phân tích)
Đặc tính
– Phát triển thùy trán.
– Khả năng suy nghĩ và xâu chuỗi sự việc cao.
– Khả năng tưởng tượng và suy luận hợp lý.
– Giỏi trong việc phân tích và lập chiến lược.
– Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động.
Hành vi
– Có khả năng phân tích được những rủi ro bằng việc suy nghĩ vấn đề một cách sâu sắc.
– Suy nghĩ theo cách riêng của mình chứ không mang vấn đề ra thảo luận.
– Do suy nghĩ nhiều vấn đề nên đôi lúc đi xa với thực tế, mông lung và mất tập trung.
– “Chúng ta cần phải suy nghĩ trước đã” là cách phản ứng của người có óc phân tích.
Khuyến nghị
– Nếu chỉ số óc phân tích của bạn quá cao thì bạn cần lưu ý rằng bạn sẽ có xu hướng suy đi nghĩ lại trước một kế hoạch đã đề ra nhưng lại không xúc tiến hay thực hiện, điều đó đôi khi sẽ khiến cho bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.
– Là người có óc phân tích phản biện, bạn nên giảm bớt thời gian dành cho suy nghĩ và tìm cách lĩnh hội thông tin cần thiết từ mọi người. Sẽ tốt hơn nếu bạn ngừng những vấn đề khiến bạn suy nghĩ và lo lắng quá nhiều. Hãy hành động ngay khi có thể.
Tổng kết
Hiểu rõ được cách xử lý thông tin, và nắm được tính cách của các chủng vân tay sẽ giúp bạn hiểu mình và giao tiếp – làm việc với mọi người và đội nhóm tốt hơn
Chúc các bạn thành công
Xem thêm: Nhận diện chủng vân tay
[…] Xử lý thông tin trong Sinh trắc vân tay […]